In Flexo Là Gì? Ứng Dụng Của Kỹ Thuật In Flexo Trong Ngành In

Trong ngành in, công nghệ in Flexo là công nghệ in ấn phổ biến và được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay. Để hiểu rõ hơn về nguyên lý cũng như ứng dụng của kỹ thuật in này, bạn đọc cùng Bao Bì Hoàng Gia theo dõi bài viết sau đây nhé. 

In Flexo là gì? Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in này

In Flexo hay còn được gọi với tên đầy đủ là Flexography, đây là kỹ thuật in nổi các phần tử in như hình ảnh, chữ viết…Đây là phương pháp in ấn trực tiếp, mực in sẽ được cấp vào khuôn thông qua trục Anilox. 

In Flexo là gì? Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in này
In Flexo là gì? Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in này

Trong quá trình in, trục được nhúng một phần trong máng mực, mực sẽ được chứa trong các lỗ của trục Anilox. Để tiết kiệm mực, thì người ta dùng thanh gạt để gạt đi phần mực dư thừa. Trục Anilox sẽ tiếp xúc với khuôn in và chuyển mực sang khuôn, cuối cùng là khuôn in ép lên bề mặt cần in để tạo hình ảnh.

Ưu, nhược điểm của công nghệ in Flexo

Bất kỳ công nghệ in ấn nào cũng có ưu và nhược điểm, kỹ thuật Flexography cũng thế, cùng điểm qua một số ưu nhược điểm của kỹ thuật in ấn này nhé. 

Ưu, nhược điểm của công nghệ in Flexo
Ưu, nhược điểm của công nghệ in Flexo

Ưu điểm

Một số ưu điểm nổi bật của kỹ thuật in flexo có thể kể đến như sau:

  • Tốc độ và Công suất cao: Mực in nhanh khô trong kỹ thuật Flexo giúp in tốc độ nhanh và có khả năng sản xuất công suất cao hơn. Khả năng nhanh khô là ưu điểm quan trọng, cho phép in liên tục với hiệu suất tăng lên đáng kể.
  • Đa dạng vật liệu: Kỹ thuật Flexo cho phép in trên nhiều bề mặt và vật liệu khác nhau. Điều này mở ra khả năng ứng dụng trên nhiều ngành công nghiệp và loại sản phẩm.
  • In cả hai mặt và theo chiều ngang: Flexo cho phép in cả hai mặt của vật phẩm và đặt bề mặt in theo chiều ngang. Điều này làm cho việc thiết kế và in trở nên linh hoạt hơn.
  • Chi phí hiệu quả: Ưu điểm nổi bật là đáp ứng được tiến độ sản xuất lớn, in càng nhiều thì chi phí càng rẻ, từ đó tiết kiệm được ngân sách đầu tư cho doanh nghiệp.

Nhược điểm

Kỹ thuật in Flexo cũng còn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Áp lực giữa các trục lô có thể gây ra nhiều điểm ảnh không rõ, làm mờ hình ảnh in.
  • Dư mực từ trục anilox có thể làm lem mực qua các cạnh bên, cần sử dụng thanh gạt để ngăn chặn hiện tượng này. Cũng có thể xuất hiện mực bị đốm hoặc có đường kẻ do trục mực cung cấp không đều hoặc mực khô.
  • Mực in có thể bám dính kém trên một số bề mặt, và không phù hợp với tất cả các loại vật liệu.
  • Thời gian để tạo ra bản in trong kỹ thuật Flexo khá lâu, đặc biệt khi in số lượng lớn.

Ứng dụng của kỹ thuật in Flexo

Kỹ thuật in Flexo có nhiều ưu điểm và được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành, bao gồm in tem nhãn, nhãn mác sản phẩm, vỏ thùng carton, bao bì túi giấy, hộp giấy đựng thức ăn và cả decal và vải. Mặc dù có những bề mặt không phù hợp với mực in, nhưng nó vẫn có khả năng ứng dụng rộng rãi. Đặc biệt, khi cần in cuộn decal, kỹ thuật in Flexo là lựa chọn tốt nhất với tốc độ khô nhanh hơn, giúp sản xuất các sản phẩm decal cuộn chất lượng và hiệu suất cao.

Các sản phẩm được in ấn bằng kỹ thuật Flexo sở hữu màu sắc rõ nét, từng chi tiết đều được thể hiện rõ sau khi in. Công nghệ in này đã có mặt từ lâu những vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp khi có nhu cầu in ấn.

Một số lỗi thường gặp cần chú ý khi in Flexo

Mặc dù kỹ thuật in này có nhiều ưu điểm và có thể in ấn với số lượng lớn. Tuy nhiên, vẫn còn một số lỗi nhỏ xảy ra khi in mà các đơn vị cần chú ý như sau:

Một số lỗi thường gặp cần chú ý khi in Flexo
Một số lỗi thường gặp cần chú ý khi in Flexo
  • Mực dính (Blocking): Do áp lực và thay đổi nhiệt độ.
  • Mực lem bên (Feathering): Xuất hiện vệt quanh biên do mực không phù hợp.
  • Mực bọt khí (Foaming): Có thể do tai nạn máy móc hoặc hệ thống bơm mực không đồng đều.
  • Mực lốm đốm (Motled Print): Do mực cung cấp không đều, tạo đốm và sọc trên bản in.
  • Mực tràn và in bị to nét (Filling in): Do thừa mực hoặc in bị tràn.
  • Truyền mực kém (Bad ink transfer): Mực dính yếu gây truyền mực không tốt.
  • Mất chi tiết (Skip out): Mực truyền kém hoặc bám dính không đủ, gây mất chi tiết.
  • Lem mực (Bleeding): Màu in sau ép quá mạnh lên màu in trước hoặc do màu chưa khô

Các loại máy in Flexo phổ biến

Dưới đây là một số loại máy in Flexo được sử dụng phổ biến trong ngành in ấn gồm có:

  • Máy in khổ nhỏ
  • Máy in khổ lớn
  • Máy in tờ rời
  • Máy in 1 màu
  • Máy in 2 màu
  • Máy in 3 màu
  • Máy in 4 màu
  • Máy in 5 màu

Tùy vào mục đích sử dụng cũng như sản phẩm được in ấn mà các đơn vị in sẽ sử dụng loại máy in khác nhau. Đảm bảo các chi tiết hình ảnh luôn được rõ nét và không bị lỗi sau khi in ấn. 

Trên đây là các thông tin về kỹ thuật in Flexo mà Bao Bì Hoàng Gia đã chia sẻ đến bạn đọc. Đây là công nghệ in ấn hiện đại, được sử dụng phổ biến trong nhiều dịch vụ in ấn khác nhau. Mong rằng, với các thông tin mà baobihoanggia.com chia sẻ, bạn đọc sẽ hiểu thêm về công nghệ in này. 

Bài viết liên quan

Thùng Carton Nắp Chồm Là Gì? Xưởng Sản Xuất Thùng Nắp Chồm Chất Lượng

Thùng carton được thiết kế với nhiều kiểu dáng, mẫu mã để đáp ứng nhu

Mẫu Tờ Rơi Vay Vốn Ngân Hàng Thiết Kế Đẹp, Theo Yêu Cầu

Các mẫu tờ rơi vay vốn ngân hàng thiết kế đẹp mắt tại Bao Bì

Quy Trình Sản Xuất Hộp Giấy Chất Lượng, Giá Rẻ Tại Bao Bì Hoàng Gia

Sản xuất, in hộp giấy tại Bao Bì Hoàng Gia được thực hiện theo quy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *